Những câu chuyện đằng sau các bức ảnh dự thi
Ngày 24.1, Sở TT-TT Hà Nội thông báo về việc xử phạt hành chính ông N.Q.D và bà N.T.N do có hành vi lợi dụng mạng xã hội để đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật, không chỉ xâm phạm uy tín mà còn gây tổn thương đến danh dự lãnh đạo Vietjet.Cụ thể, ông N.Q.D và bà N.T.N đăng tải bài viết có thông tin sai sự thật, xuyên tạc trên mạng xã hội Facebook đã xúc phạm uy tín, danh dự một lãnh đạo Công ty Cổ phần VietJet. Hành vi này vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 điều 16 luật An ninh mạng. Sở TT-TT Hà Nội yêu cầu các cá nhân buộc phải gỡ bỏ thông tin vi phạm.Sau khi Thanh tra Sở TT-TT phổ biến quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng, 2 cá nhân bị xử phạt đã nhận thức rõ hành vi vi phạm, gỡ bỏ nội dung vi phạm và chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP, hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng. Đây là một bài học kinh nghiệm cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia mạng xã hội.Nhật Bản lo lắng vì UAV quay lén tàu sân bay trong căn cứ
Đảm nhiệm việc chi tiêu trong nhà, chị Hương (35 tuổi, TP.HCM) kể lại trải nghiệm mua sắm mà đến giờ chị vẫn thấy hụt hẫng. Là người luôn đặt niềm tin vào những thương hiệu lớn, chị quyết định mua một sản phẩm đắt tiền từ một hãng nổi tiếng. Nhưng khi cần hỗ trợ trong quá trình sử dụng sản phẩm chị Hương lại có một trải nghiệm hoàn toàn khác. "Tôi gọi đến tổng đài thì bị chuyển từ người này sang người khác, ai cũng hứa sẽ xử lý nhưng rồi chẳng ai thực sự quan tâm. Cảm giác lúc đó như mình bị bỏ rơi vậy", chị chia sẻ. Sau lần đó, chị Hương trở nên e dè khi lựa chọn những thương hiệu tương tự, bởi trong tâm trí chị, dịch vụ tốt không chỉ nằm ở sản phẩm mà còn ở cách thương hiệu hiểu và thật lòng quan tâm đến khách hàng.Trái ngược với câu chuyện của chị Hương là trải nghiệm tích cực của anh Minh (40 tuổi, Hà Nội). Trong quá trình mua bảo hiểm cho gia đình, anh được một chuyên viên tư vấn tận tâm hỗ trợ. "Ban đầu tôi cũng lo lắng, nhưng cách chị chuyên viên tư vấn lắng nghe khiến tôi thấy yên tâm. Không chỉ giới thiệu về sản phẩm, chị còn có những phân tích tài chính đáng tin cậy giúp tôi có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, chị cũng luôn kịp thời giải đáp các thắc mắc phát sinh sau khi mua nên tôi có cảm giác rất tin tưởng", anh Minh chia sẻ. Với anh, đây không chỉ là một giao dịch, mà là một mối quan hệ đáng trân trọng. "Chị chuyên viên ấy giống như một người bạn luôn đồng hành với gia đình tôi, chứ không chỉ đơn thuần là bán bảo hiểm", anh nói thêm.Những câu chuyện như của chị Hương hay anh Minh cho thấy khi khách hàng cảm nhận được sự chân thành, họ sẽ hài lòng và đặt niềm tin vào thương hiệu. Và niềm tin ấy, theo thời gian, trở thành nền tảng bền vững, nơi doanh nghiệp không chỉ phục vụ mà còn thực sự đồng hành cùng khách hàng trong từng giai đoạn của cuộc sống.Sự tận tâm trong dịch vụ chăm sóc khách hàng là giá trị cốt lõi để xây dựng những mối quan hệ lâu dài. Điều này cũng đúng trong ngành Bảo hiểm Nhân thọ bởi một hợp đồng bảo hiểm thường có thời hạn nhiều năm, mối quan hệ giữa chuyên viên tư vấn bảo hiểm (CVTV) và khách hàng cần được vun đắp trên nền tảng của sự chân thành và trung thực trong tư vấn. CVTV không chỉ mang đến các giải pháp tài chính mà còn đóng vai trò như một người bạn, luôn sẵn sàng hiện diện bên cạnh khách hàng trong những thời điểm quan trọng của cuộc đời.Tại Hội nghị Khởi động Kinh doanh Kênh Đại lý 2025 của AIA gần đây, tinh thần bền vững ấy đã được biểu đạt thông qua tác phẩm sắp đặt nghệ thuật độc đáo mang tên The Unbeatable Agency. Tác phẩm được tạo nên bởi tinh thần và tình yêu của hơn 3.000 Doanh chủ, Cấp quản lý và Chuyên viên tư vấn của AIA Việt Nam. Từng chi tiết trong tác phẩm mô phỏng sinh động sợi dây đan xen liên thế hệ là biểu trưng cho những kết nối chân thực để mỗi người sống khỏe trọn vẹn, hạnh phúc, sống động cùng nhau trong hành trình gắn kết bền chặt với Khách hàng và Cộng sự.Đặt trọng tâm vào các kết nối chân thực, AIA Việt Nam cũng mắt chiến lược Đại lý Ngoại hạng 3.0 - Chiến lược lấy chất lượng là nền tảng cốt lõi để phát triển lực lượng đại lý ngoại hạng, đặt khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động.Là một tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ hàng đầu thế giới, tự hào sở hữu quỹ đầu tư khởi nghiệp hàng triệu đô - minh chứng cho cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ phát triển bền vững trong 25 năm tại thị trường Việt Nam, chiến lược Đại lý Ngoại hạng 3.0 nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ chất lượng cao, coi đây là một sự nghiệp phát triển lâu dài, nâng cao trình độ để trở thành các chuyên gia Hoạch định tài chính và sống khỏe, mang các giải pháp bảo vệ đến với khách hàng.Bước vào năm 2025, với sự tận tâm, chuyên nghiệp tin rằng Cộng đồng Doanh chủ 3.0 của AIA sẽ tiếp tục mang đến các giải pháp bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng kiến tạo tương lai tươi sáng, nơi niềm tin là cầu nối bền chặt nhất.
Chuyến xe mùa xuân: Nabati trao tặng 2.000 phần quà tết cho người lao động
Giải đấu cá nhân gồm 4 nội dung (cự ly): 5 km, 10 km, 25 km (vẫn tính thành tích ở 21 km và có phần thưởng cho 5 người chạy về đầu tiên) và 42,195 km; cự ly dành cho VĐV nam, nữ chuyên nghiệp và phong trào (marathon 42,195 km và bán marathon 25 km); cự ly không phân biệt chuyên nghiệp và phong trào (5 km và 10 km).
Giao hàng cho ma (Rider) xoay quanh bộ ba shipper do Nut (Mario Maurer) dẫn đầu. Với khả năng nhìn thấy linh hồn, họ thường thử thách nhau thực hiện các “đơn khó”, ở những địa điểm có nhiều tin đồn ma ám.Ngày nọ, Nut chạm mặt và phải lòng một nữ khách hàng tên Phai (Freen Sarocha). Chưa kịp bày tỏ với người đẹp, anh bị sốc khi mẹ Phai tuyên bố cô vừa qua đời vì bệnh. Không chấp nhận sự thật này, Nut nhờ cậy hai người bạn cùng dấn thân điều tra, từ đó phát hiện ra những bí mật trớ trêu. Thoạt đầu biết đến nội dung của Rider, nhiều khán giả kỳ vọng phim đưa ra những góc nhìn chi tiết giới shipper, cũng như chờ đón những tình huống độc, lạ khi các anh trai giao hàng được kết hợp với khái niệm ma quỷ tưởng chừng không liên quan. Gần đây, phim Trung Quốc Ngược dòng cuộc đời (Upstream) của đạo diễn Từ Tranh cũng nhận nhiều sự quan tâm khi khai thác nghề nghiệp gai góc này. Tuy nhiên, nhà làm phim Giao hàng cho ma không quá tập trung vào khía cạnh này. Nỗi khổ của giới tài xế công nghệ chỉ được thể hiện bề nổi, chung chung thông qua các câu thoại hài như “Tiền ship có cao không?” hay “Bị bom hàng rồi”. Phần lớn thời lượng, tác phẩm chỉ xoay quanh chuyện tình gà bông giữa Nut và Phai, cũng như nỗ lực anh tìm kiếm cô giữa chốn vô định. Xuyên suốt hành trình này là những pha “nhả miếng” gần như không có điểm dừng. Lối hài trong Giao hàng cho ma thuộc kiểu “hài bình dân”, không ẩn chứa thông điệp, chỉ cố tạo tiếng cười bằng các câu thoại bắt trend (xu hướng), cùng hài hình thể qua những biểu cảm và hành động ngớ ngẩn của nhóm nhân vật chính. Trong đó, cây hài tâm điểm không phải Nut, mà là cặp bạn “cốt” Yot và Kai (do Phuwanet Seechomphu và Marut Chuenchomboon thể hiện).Trong khi hai vai phụ có nhiều pha tung hứng ăn ý, tương tác giữa Mario Maurer và Freen Sarocha lại sượng trân. Công bằng mà nói, người xem khó đồng cảm với chuyện tình của họ, khi thời lượng cả hai chung một khung hình rất ít. Việc bộ đôi xuất hiện từ đó chỉ tạo được hứng thú với các fan của họ.Ở thị trường Việt Nam, bản lồng tiếng gây chú ý với sự góp mặt của Võ Tấn Phát, Mạc Văn Khoa, Huỳnh Thanh Trực, Huỳnh Bảo Ngọc. Loạt thoại gần gũi với khán giả Gen Z và Gen Alpha, khi biến tấu thành các câu nói viral (phổ biến) trên TikTok như “đã chạm vào đâu” hay “đám giỗ bên cồn”. Ở suất chiếu sớm, phim mang đến tiếng cười thỏa mãn từ nhiều hàng ghế khán giả.Làm tốt "mảng miếng" hài hước, song khâu trình bày của Giao hàng cho ma gặp nhiều vấn đề. Gần đây, một phim hài Đài Loan là Dead Talents Society (Tìm kiếm tài năng âm phủ) cũng mang đến tiếng cười qua việc gán ghép thế giới tâm linh với những oái oăm của xã hội người sống, song kịch bản nhận nhiều lời khen nhờ tính hợp lý và nhất quán.Giao hàng cho ma cũng làm điều tương tự khi đặt ra câu chuyện “ma cũng biết order đồ ăn”. Tuy nhiên, phim chưa đưa ra được các quy luật cụ thể, cũng như xây dựng được một câu chuyện mà người xem có thể tin tưởng được. Hầu hết tình huống hù ma xuất hiện trong phim đều không đầu không đuôi, không có sự thống nhất. Ban đầu, phim đề cập Nut nhìn thấy ma do mở “con mắt thứ ba” từ nhỏ. Nhưng sau đó, đến lượt hai người bạn của anh cũng thấy ma mà không một lời giải thích, thậm chí còn có thể… livestream để mọi người xem chung. Tình tiết dẫn dắt đến sự kiện Nut đi tìm Phai cũng bị khiên cưỡng, nặng tính sắp đặt. Hay như tạo hình của các linh hồn thiếu tính nghệ thuật, lạm dụng hiệu ứng hình ảnh và góc quay tối. Tác phẩm chưa khắc họa được sự đa dạng của thế giới tâm linh, cũng như sự thú vị trong tương tác của họ với các shipper. Dù có xây dựng một thế giới vô lý đến mấy, tính chặt chẽ, logic của kịch bản luôn là cầu nối giúp người xem đồng cảm với nhân vật, từ đó mang đến trải nghiệm điện ảnh thực thụ. Về phía Giao hàng cho ma, tác phẩm tạo cảm giác đây là một vở kịch nói chắp vá, tràn ngập những câu thoại thậm xưng và tình huống buộc người xem phải chấp nhận.Ra mắt tại Việt Nam dịp 14.2, Giao hàng cho ma đụng độ với các tác phẩm nước ngoài khác, trong đó có Captain America: Brave New World (Captain America: Thế giới mới) và Companion (Kẻ đồng hành). Chưa đầy một tuần công chiếu tại Việt Nam, bộ phim đã thu về hơn 20 tỉ đồng, lọt top 3 phim kinh dị Thái ăn khách nhất mọi thời đại tại Việt Nam sau một tuần.
'Ẩn mình' trong ngôi nhà gỗ bên rừng với lối kiến trúc hiện đại
Với mong muốn kiến tạo cho thủ đô một giải chạy xứng tầm, mang trọn vẹn tinh thần và thương hiệu Hà Thành, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank phối hợp với Công ty DHA, được sự đồng thuận của thành phố đã tổ chức thành công giải chạy Hanoi International Heritage Marathon 2018 với hơn 2500 VĐV Việt Nam và quốc tế tham gia. Đây có thể nói là giải chạy marathon quốc tế đạt chuẩn thế giới đầu tiên gắn với cái tên Hà Nội. Năm 2019, giải chạy đã đổi tên thành VPBank Hanoi Marathon (VPHM), và đến năm 2022, VPHM đã thu hút tới hơn 10.000 VĐV tham gia, trở thành giải chạy thường niên biểu tượng của Thủ đô.